Để công trình thi công sàn gỗ nhựa có tuổi thọ lâu dài, bền bỉ thì chúng ta nên tránh 6 lỗi cơ bản như sau:
Cốt nền thi công sàn gỗ nhựa không có độ dốc để thoát nước
Sàn gỗ nhựa là hạng mục thi công hấp dẫn tại khu vực ngoài trời như: ban công, sân vườn, hồ bơi,… nơi tiếp xúc mưa nắng trực tiếp, độ ẩm ướt cao.
Để công trình thi công sàn gỗ nhựa không bị đọng nước thì cốt nền phải có độ dốc tầm 2% – 3%.
Để nước có thể thoát đi dễ dàng thì khung xương đỡ sàn cũng phải lắp dọc theo hướng dốc.
Nên lắp đặt sàn gỗ nhựa trên cốt nền dốc cao tầm 2 - 3 %
Nên lắp đặt sàn gỗ nhựa trên cốt nền dốc cao tầm 2 – 3 %
Khoảng cách giữa sàn gỗ nhựa và cốt nền nhỏ hơn 30 mm
Để công trình có độ thông thoáng, ta bắt buộc phải lắp đặt sàn gỗ nhựa trên khung xương. Tuyệt đối, không cố định sàn trực tiếp xuống mặt nền. Độ cao tối thiểu của khung xương là 30 mm.
Chỉ cần đảm bảo khoảng cách giữa thanh sàn gỗ nhựa và cốt nền ≥ 3 cm thì Quý Khách sử dụng thanh đà gỗ nhựa, thanh inox hay thanh sắt hộp mạ kẽm để thi công đều được.
Khoảng cách giữa sàn gỗ nhựa và tường nhỏ hơn 15mm
Gỗ nhựa là vật liệu có chứa cả nhựa và gỗ trong cấu tạo. Vì thế, trước cái nắng gay gắt và những trận mưa dầm, sàn gỗ nhựa khó tránh khỏi hiện tượng giãn nở. Để tạo điều kiện tốt nhất cho sàn, khoảng cách giữa sàn và tường phải ≥ 1.5 cm (≥ 15mm).
Như đã đề cập ban đầu, công trình thi công sàn gỗ nhựa phải có độ thông thoáng. Do đó, việc chừa khe hở giữa các thanh sàn hay giữa sàn và tường là điều vô cùng cần thiết. Không những giúp sàn không bị cong vênh do giãn nở mà khe hở còn khiến nước dễ chảy xuống cốt nền.
Không sử dụng chốt nhựa khi thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời
Đối với các công trình có điều kiện nhiệt độ không ổn định như ngoại thất, nơi có diện tích lớn và không có mái che thì ta nên sử dụng chốt nhựa để thi công. Chốt nhựa cũng đảm bảo khoảng cách giữa các thanh sàn phù hợp (tầm 6 – 8 mm).
Trường hợp sử dụng chốt inox để thi công sàn gỗ nhựa
Khoảng cách giữa sàn và cốt nền phải từ 50 cm trở lên.
Công trình có mái che như nhà chòi, nhà lắp ghép.
Khu vực lắp đặt có nhiệt độ ổn định, không ẩm ướt.
Khi sử dụng chốt inox, khoảng cách giữa các thanh sàn sẽ rơi vào khoảng 3 mm.
Không lắp đặt hệ khung xương kép khi nối sàn
Đối với công trình có diện tích lớn, nơi mà thanh sàn gỗ nhựa dài 3 mét vẫn không đủ để đáp ứng, thì việc nối sàn là điều không thể tránh khỏi. Ngay vị trí nối, ta nên đặt 2 đầu thanh sàn nằm trực tiếp trên khung xương để bảo vệ sàn không bị gãy.
Lưu ý: Vị trí nối thanh (không sử dụng chốt nối) cần để khoảng cách ≥ 5mm.
Không chừa khoảng cách giữa 2 đầu thanh đà
Dưới sức nóng của mặt trời thì thanh sắt mạ kẽm, thanh Inox hay thanh đà gỗ nhựa cũng đồng cảnh ngộ với sàn, cũng giãn nở dưới một tỉ lệ nhất định. Do đó, tại vị trí nối giữa 2 thanh đà thì ta cần chừa một khoảng hở tầm 1.5 cm (15mm).
5 mẹo khi thi công sàn gỗ nhựa mà bạn cần phải biết
Tại nơi tiếp xúc ánh nắng trực tiếp và chùi rửa thường xuyên thì ta nên sử dụng sàn gỗ nhựa mặt sọc hoặc mặt vân 3D.
Nên lắp đặt sàn gỗ nhựa theo kiểu so le 50 - 50 (thanh sàn được lắp lệch ½ ) để tăng độ liên kết giữa các ván.
Nên sử dụng phụ kiện để che các cạnh của sàn gỗ nhựa.
Tránh sử dụng thanh sắt, vít sắt để thi công sàn gỗ nhựa phòng rỉ sét.
Để lắp nẹp gỗ nhựa tại vị trí góc vuông cần cắt nẹp theo góc 45 độ.